Tổng hợp game, manga việt
Game "bất tử" không phải là không thể Naruto-manga-559-chapter
Tổng hợp game, manga việt
Game "bất tử" không phải là không thể Naruto-manga-559-chapter
Change background image

manga , game, phần mềm , tin học , đầy đủ

Nhóm AT!! sẽ cố gắng làm game nhanh nhất trong thời hạn 1 tháng!!!! Ai là Mizukage đệ nhất vậy hả Admin??? :-/?
post ảnh thì nhớ cho ảnh vào spolier!! nếu không sẽ ban nick thẳng tay
Chuẩn bị ra mắt đại chiến thế giới forum ==
Có thể đăng kí chakra và làng
Khung đăng nhập


//

Game "bất tử" không phải là không thể

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
12/29/2011, 7:56 pm
AT_Rybak
Thông tin AT_Rybak

†Leader akatsuki††Leader akatsuki†

Charka:%/1000%

Thông Tin Cá Nhân
Akatsuki
Post Post : 1671
MNĐ$ MNĐ$ : 58238
Rep Rep : 71
Chakra của tui : Game "bất tử" không phải là không thể 18px-Nature_Icon_Fire.svg-Game "bất tử" không phải là không thể 18px-Nature_Icon_Water.svg-Game "bất tử" không phải là không thể 18px-Nature_Icon_Lightning.svg-Game "bất tử" không phải là không thể 18px-Nature_Icon_Earth.svg-Game "bất tử" không phải là không thể 18px-Nature_Icon_Wind.svg-Game "bất tử" không phải là không thể 18px-Rinnegan.svg-Game "bất tử" không phải là không thể 18px-Nature_Icon_Swift.svg
Đệ tử : Nagato

Bài gửi Tiêu đề: Game "bất tử" không phải là không thể



Ludic"
là một từ xuất phát từ tiếng Latin có nghĩa là chơi (play), gắn liền
với bất kì một thứ triết lý nào coi việc chơi là mục đích chính của cuộc
sống. Vào tháng 6 năm 2006, một đoạn video đã được post lên Youtube với
tựa đề là "Mega64: Tetris".
Đoạn video mô tả một người đàn ông hóa trang thành một khối hình trong trò chơi xếp hình nổi tiếng: Tetris.
Người đàn ông này đi khắp nơi, và cố gắng đưa cả người cùng bộ hóa
trang vào bất kì chỗ nào vừa vặn, giống như đang thực hiện trò chơi Tetris trong thế giới thực vậy...


Game "bất tử" không phải là không thể 02_17917

Từ
đây, ta sẽ đưa ra một khái niệm lý thú đó là Ludic artifact (hay player
created content) tạm dịch là “Những thứ do chính tay người chơi tạo
ra”. Ở đây, người chơi cảm thấy những yếu tố trong game quá hấp dẫn và
muốn chia sẻ nó với người chơi khác hay trong một cộng đồng khác. Phân
tích khái niệm này sẽ rất hữu ích cho những nhà phát triển game, bởi
theo một cách nào đó nó sẽ giúp game vượt ra khỏi giới hạn của thế giới
ảo, giúp thêm nhiều người có cơ hội cảm nhận được những khía cạnh khác
nhau của cùng một tựa game.


Vậy chính xác thì Ludic artifact là gì? Nếu ai đã từng chơi qua những game như Little Big Planet, Unreal Tournament, Starcraft... thì
sẽ dễ dàng nhận ra những trò chơi kiểu này cung cấp cho người chơi một
kho các công cụ để ta có thể trực tiếp tạo map cũng như các màn chơi
mới. Nhưng như thế vẫn chưa được gọi là các Ludic Artifact, chúng vẫn bị
gắn liền với game và mới chỉ được coi là những yếu tố tự tạo trong
game.


Game "bất tử" không phải là không thể 04_e0ada

Ngược
lại với điều đó, những trải nghiệm của game thủ hoàn toàn có thể dẫn
đến một khía cạnh khác của sự sáng tạo, đó chính là việc tạo ra các “sản
phẩm” của riêng mình. Hãy thử xem qua một ví dụ: một người chơi phá đảo
Mario trong vòng 5 phút và ghi lại quá trình chơi của mình, đồng thời
chia sẻ đoạn video này qua internet để những người khác có thể xem.


Như
vậy, thông qua hành động ghi lại và chia sẻ, game thủ này đã đưa những
thứ thuộc về trò chơi như gameplay ra ngoài dưới dạng một đoạn video
gameplay, và chính thức tạo ra một loại "sản phẩm" được coi là Ludic
Artifact.


Game "bất tử" không phải là không thể 06_8718a

Như
vậy, có thể dễ dàng phân biệt được hai khái niệm đã nói ở trên thông
qua môi trường hoạt động của chúng. Ludic Artifact được sử dụng ở ngoài
game, cho dù nó vẫn mang những yếu tố của game.


Những
ví dụ khác cho các Ludic Artifact có thể kể đến, đó là: những hình vẽ
diễn lại một cảnh trong game, các đoạn video tư liệu về các bug game có
thể lợi dụng được, cosplay nhân vật trong game, các đoạn phim được dựng
từ engine trong game và thậm chí là một trang bách khoa toàn thư về một
game nào đó trên mạng. Bạn thấy đấy, một khái niệm tưởng chừng như xa lạ
nhưng thực ra đang hiển hiện hàng ngày, chỉ có điều bạn chưa biết gọi
tên nó là gì mà thôi.

Game "bất tử" không phải là không thể 09_530b4
Bức tượng này cũng là một Ludic Artifact.

Các
loại Ludic Artifact này nếu nhìn một cách toàn diện thì hầu như không
có điều gì liên kết với nhau. Tuy nhiên, khi đi sâu vào phân tích điểm
khác biệt cũng như điểm giống nhau của chúng, thì hoàn toàn có thể định
nghĩa và phân loại. Theo góc nhìn tổng quan, chúng ta sẽ có 6 loại chính
bao gồm:

1. Cạnh tranh
2. Xây dựng
3. Thể hiện
4. Trình diễn
5. Cộng đồng
6. Tài liệu


Đứng
đầu trong danh sách này là cạnh tranh. Cạnh tranh ở đây là yếu tố chính
để tạo ra các Ludic Artifact, khi người chơi muốn thể hiện khả năng của
mình trong một trò chơi. Các Ludic Artifact này có mục tiêu là lập ra
các kỉ lục, hay so sánh giữa các kết quả sau khi chơi (giải quyết hết
các bí mật hay nhặt được hết các item ẩn). Những đoạn video bạn thường
thấy trên youtube của một game thủ trình diễn khả năng phá đảo Megaman
không mất mạng nào, hay những màn rampage kinh điển trong Dota chính là
ví dụ điển hình cho dạng này.


Game "bất tử" không phải là không thể 03_4b3cf

Thứ
hai, đó là các Ludic Artifact dạng xây dựng. Trong dạng này, các Ludic
Artifact là tất cả những vật dụng mà người chơi tạo ra dựa vào các yếu
tố trong game, tính cả các đồ vật ảo, ví dụ như khẩu súng trong game
Portal có thể coi là một ví dụ.


Đứng
thứ ba trong danh sách là thể hiện. Những Ludic Artifact điển hình của
dạng này chính là các bộ cosplay. Khi sử dụng các Ludic Artifact này,
người chơi mong muốn thể hiện về tính cách, tâm trạng của các nhân vật
trong game mà họ hâm mộ.



Thứ tư, trình diễn. Ở đây, các yếu tố trong game sẽ được sử dụng, kết hợp trong nhiều phong cách trình diễn khác nhau.

Cộng
đồng đứng ở vị trí thứ năm. Đây là một trong những dạng phổ biến và
thông dụng nhất, liên quan đến tất cả những yếu tố có khả năng hỗ trợ,
nâng cấp các tính năng thuộc về cộng đồng hay những lợi ích liên quan
đến việc tham gia cộng đồng đó.


Cuối
cùng là tư liệu. Tư liệu cũng là dạng phổ biến, là tất cả các bài viết
về game, mô tả nhiều khía cạnh khác nhau về game như: review, preview,
walkthorugh... Ví dụ về nó? Tất cả những gì bạn đọc hàng ngày chính là
điển hình cho dạng thức cuối cùng này.


Game "bất tử" không phải là không thể 01_a9a65

Ludic
Artifact là một khái niệm hết sức thú vị. Nó sẽ giúp các nhà phát triển
game có được hướng đi chính xác hơn trong quá trình phát triển. Họ
không chỉ tập trung vào việc làm sao để gameplay hay các yếu tố khác
trong game hoàn hảo, mà đồng thời cũng nghiên cứu xem làm cách nào để
các yếu tố đó khiến cho người chơi cảm thấy hứng thú và sẵn sàng chia xẻ
nó với thế giới bên ngoài. Đây chính là động lực quan trọng làm cho
cộng đồng của một tựa game phát triển, và kết quả thực tế đó là vòng đời
của một game cũng sẽ lâu hơn.


Game "bất tử" không phải là không thể 07_92f5f

Còn
đối với bạn, trong vai trò người chơi, Ludic Artifact thực ra chính là
những thứ bạn đọc hàng ngày, những video gameplay bạn tự tay thực hiện,
hay đơn giản hơn đó có thể chỉ là những mẩu hội thoại trao đổi kinh
nghiệm chơi game của chúng ta trên một forum.



Từ
nay, mỗi khi thực hiện những hành động kể trên, bạn có quyền tự hào
rằng mình vừa tạo ra một Ludic Artifact, thứ "thuốc tiên" vô cùng quý
giá để kéo dài thêm tuổi thọ cho tựa game mà mình yêu thích.

Nguồn: http://game.genk.vn/c195n20111226081632227/game-bat-tu-khong-phai-la-khong-the.chn



Tài sản của AT_Rybak

Kho đồ của mình
Vật dụng:
Pet:

Chữ kí cá nhân

Game "bất tử" không phải là không thể

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

-
» Chuẩn không phải Chỉnh
» Những thông tin DotA không phải ai cũng biết
» [Đề nghị] THành viên "Uzusake" Làm Rank phải thật chuẩn. nếu không Sẽ kicks
» Nữ game thủ Việt không lo "ế" người yêu
» Bản chất game thủ Việt không xấu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tổng hợp game, manga việt » Thung rac basket » Thùng rác-