Trong một bài nghiên cứu có tên "Số lượng các vệ
tinh tự nhiên của Trái đất", các nhà thiên văn học nói rằng Trái Đất có
một mặt trăng thứ hai tại các thời gian nhất định. Mặc dù đây chỉ là các
mặt trăng nhỏ, ý nghĩa khoa học của phát hiện này thực sự mang tính
hiện tượng. Hãy suy nghĩ về điều này: thay vì phải gửi các đội thám hiểm
đến các tiểu hành tinh, bây giờ chúng ta đã biết có các hành tinh xung
quanh quỹ đạo Trái đất, việc nghiên cứu các hành tinh này trong hệ mặt
trời sẽ dễ dàng hơn.
Mikael Granvik, Jeremie Vaubaillon và Robert Jedicke đến
từ Đại học Cornell đã tính toán số lượng các vệ tinh tự nhiên bay xung
quanh Trái đất. Những mặt trăng này bí mật đến và đi lặng lẽ không
hề thông báo, nhưng ít nhất một lần họ đã phát hiện ra. Trên thực
tế, tính toán của họ đã được xác nhận bằng một quan sát trước đó: một
vật thể titan màu trắng được phát hiện quay quanh trái đất khi khảo
sát Catalina, Arizona vào năm 2006.
Kết quả chúng ta thu được phù hợp với hành tinh RH120
năm 2006, vật thể đường kính vài mét đã được ghi chép lại trong khoảng
một năm bắt đầu từ tháng 6/2006. Đây thực chất là một tiểu hành
tinh nhỏ bị hút bởi trường hấp dẫn của Trái đất. Hành tinh này
xoay như một mặt trăng thứ hai cho đến năm 2007, khi nó rời khỏi quỹ
đạo của hành tinh chúng ta. Nghiên cứu này chứng minh rằng, ngay cả
khi không dễ bị phát hiện, những mặt trăng nhỏ này đến và đi thường
xuyên, ở xung quanh Trái đất khoảng 10 tháng và sau đó biến mất.
Tuy nhiên, tần suất xuất hiện của các “mặt trăng tạm
thời” này như thế nào? Theo các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra khá
thường xuyên. "
Tại bất kỳ thời gian nào, cũng có ít nhất một vệ tinh tự nhiên với đường kính 1 mét quay quanh Trái đất"
- Granvik, Jeremie Vaubaillon và Robert Jedicke đã viết trong tạp chí
vật lý trực tuyến ArXiv.org. Nói cách khác, tại thời điểm này, hành tinh
của chúng ta có thể đang có một mặt trăng bí mật quay xung quanh.
Vì luôn có những mặt trăng nhỏ bay xung quanh Trái
đất, các nhà thiên văn học có thể nghiên cứu để phát hiện chúng. Một
khi phát hiện ra, chúng ta có thể gửi một vài phi hành gia lên đó để
phân tích nó thay vì phải gửi cả một phi hành đoàn lên một hành tinh xa
xôi. Việc nghiên cứu các thông tin về hệ mặt trời bằng cách theo dõi các
hành tinh nhỏ bay xung quanh Trái đất thực sự tiết kiệm được rất nhiều
chi phí.
Nguồn:
http://genk.vn/c198n20111222010739293/trai-dat-co-nhieu-hon-1-mat-trang.chn