Nhân viên của một loạt các công ty lớn gồm Apple, Google, Adobe,
Intel... đang đệ đơn lên toàn án San Jose, California cáo buộc các công
ty này vi phạm luật chống độc quyền vì hợp lực để áp đặt mức lương cho
người lao động, cũng như thực hiện các thỏa thuận “không tuyển dụng”
nhân viên của nhau.
Nguồn cơn của những câu chuyện bắt đầu từ những thỏa thuận giữa các
công ty công nghệ lớn ở thung lũng Silicon vào năm 2005. Google, Apple
và 1 số công ty công nghệ khác gồm Adobe, Intel, Intuit... bị phát hiện
đã kí kết những thỏa thuận không tuyển dụng nhân viên của nhau cũng như
quy định khung lương dành cho các nhân viên giỏi để tránh việc những
nhân viên này "đứng núi này trông núi nọ". Vụ việc bị Bộ tư pháp Mỹ phát
giác và các công ty này bị buộc phải ngừng áp dụng chính sách tuyển
dụng này vào năm 2010. Tuy nhiên, nhiều nhiều nhân viên của các công ty
cho rằng những thỏa thuận đó đã vi phạm luật chống độc quyền và yêu cầu
Apple, Google... phải bồi thường thiệt hại.
Sơ đồ liên minh thỏa thuận ngầm giữa 1 loạt ông lớn công nghệ để áp đặt mức lương trả cho nhân viên. Toà án ở San Jose, California cũng đã cho đăng tải công khai những
bức thư điện tử giữa các lãnh đạo công ty về thỏa thuận tuyển dụng. CEO
của Adobe, Bruce Chizen từng gửi thư cho Steve Jobs với nội dung:
"Tôi và Steve Jobs đã có thỏa thuận rằng Adobe sẽ không tuyển dụng nhân viên của Apple và ngược lại". Intel
cũng đưa ra 1 thỏa thuận tương tự với Pixar, không tuyển dụng nhân viên
công ty này nếu chưa được sự đồng ý của Giám đốc điều hành công ty này.
Năm 2007, một nhân viên Apple bỏ công ty sang Google làm việc.
Steve Jobs biết chuyện và gửi email riêng cho chủ tịch Eric Schmidt:
"Tôi sẽ rất vui nếu phòng tuyển dụng của Google ngừng việc làm này".
Schmidt yêu cầu Giám đốc nguồn nhân lực của Google tìm hiểu sự việc và
ngay lập tức, nhân viên của Google - người đã giới thiệu cho nhân viên
của Apple về vị trí tuyển dụng của công ty, bị sa thải công khai. Pixar,
Intel cũng từng từ chối tuyển dụng 1 ứng viên viên lập trình giỏi chỉ
bởi vì đó là nhân viên của Apple.
Những kí kết ngầm này dấy lên mối lo ngại về sự độc quyền trong
việc tuyển dụng cũng như khiến một số nhân viên mất việc vô lý do như
trường hợp nhân viên của Google và đã bị Bộ Tư pháp điều tra, yêu cầu
chấm dứt từ năm 2010. Tuy nhiên, các hãng này đang phải đối mặt với các
đơn kiện từ những các nhân viên do những mánh lới tuyển dụng của mình.
Theo kết quả cuộc điều trần diễn ra ngày hôm qua, toàn án yêu cầu các
công ty này phải cung cấp thêm các tài liệu về những thỏa thuận đã kí
kết. Nếu thua kiện, Apple, Google sẽ phải bồi thường cho những nhân viên
bị liên lụy.
Nguồn:
http://genk.vn/c188n20120128035243819/apple-google-bi-kien-vi-nguoc-dai-nhan-vien.chn