Bên cạnh các tính năng GCN sẵn có khác như Power Gating, PowerTune và ZeroCore.
Bên cạnh các tính năng GCN sẵn có khác như Power Gating, PowerTune và ZeroCore.
Chỉ một ngày sau khi Intel ra mắt dòng chip Ivy Bridge (
IvB) 22nm mới vốn được tập trung cao cho laptop, thì AMD ngay sau đấy cũng tiếp tục công bố dòng card đồ hoạ Southern Islands (
SI)
28nm cho dòng sản phẩm này. Các phiên bản SI là một phần trong dòng sản
phẩm Radeon HD 7000M, với các model HD 7900M, 7800M và 7700M (các model
HD 7000M còn lại không phải 28nm).
Thông thường, GPU cho laptop là các phiên bản dành cho desktop
nhưng có ít nhân đồ hoạ hơn và xung thấp hơn, nhằm tiết kiệm điện đến
mức tối đa có thể. Lý do cũng đơn giản: độ phân giải màn hình laptop
thường thấp (tối đa khoảng 1920 x 1200) và tần số quét thường chỉ 60 Hz,
do vậy không cần thiết GPU phải mạnh ngang phiên bản cho desktop để làm
gì. Với HD 7000M 28nm cũng vậy, HD 7900M thực chất là HD 7870 (chip
Pitcairn XT), HD 7800M là HD 7770 (chip Cape Verde XT) và HD 7700M là HD
7750 (chip Cape Verde Pro). Nhưng AMD dành cho chúng những cái tên
riêng nhằm phân biệt đây là phiên bản mobile: Wimbledon cho HD 7900M,
Heathrow cho HD 7800M và Chelsea cho HD 7700M.
Về mặt hiệu năng, thông số HD 7900M chỉ kém HD 7870 mức xung 150
MHz. Do vậy bạn có thể tạm "hình dung" ra sức mạnh của chiếc card laptop
bằng cách "trừ bớt" 15% hiệu năng chiếc card desktop. Gọi là "trừ bớt"
vì hiện tại vẫn chưa có benchmark độc lập nào từ các site công nghệ (cần
có mẫu laptop hoàn chỉnh từ Dell, HP, ASUS... để kiểm định). Theo slide
của AMD, HD 7900M sẽ mạnh hơn sản phẩm cũ của hãng này, HD 6990M, trung
bình 40%. Nếu slide này đúng, HD 7900M có thể sẽ nhanh hơn đối thủ GTX
675M (mạnh nhất hiện nay bên NVIDIA) khoảng 20%. Tức HD 7900M sẽ là
chiếc card laptop mạnh nhất trên thị trường.
Nói về HD 7800M, theo benchmark của AMD (cần được kiểm định lại),
chiếc card này sẽ nhanh hơn đối thủ GTX 560M khoảng 20%. Chip GF116 của
GTX 560M hiện là GPU laptop mạnh thứ hai sau chip GF114 của NVIDIA.
Do cùng sử dụng kiến GCN, HD 7000M 28nm của AMD có đầy đủ các công
nghệ mà dòng HD 7000 28nm đang có, gồm Power Gating, PowerTune và
ZeroCore.
-
Power Gating cho phép GPU
tự động điều chỉnh mức tiêu thụ điện tuỳ theo yêu cầu công việc, tắt
bớt các thành phần chức năng khi không dùng đến chúng.
-
PowerTune tương tự GPU
Boost bên NVIDIA hoặc Turbo Boost bên Intel, sẽ tự động điều chỉnh xung
nhịp GPU dựa vào mức TDP (lượng nhiệt toả ra), hạn chế tình trạng quá
nóng nếu ứng dụng "háo điện" (power virus) và cho phép cải thiện hiệu
năng nếu ứng dụng chưa khai thác triệt để GPU.
-
ZeroCore cho phép tắt gần
như toàn bộ card đồ hoạ nếu PC ở chế độ nghỉ trong thời gian dài (long
idle). Ngoài ra nếu hệ thống có thêm card khác ở chế độ CrossFire,
ZeroCore sẽ tắt hẳn chiếc card còn lại khi không dùng đến nó.
Bên cạnh các công nghệ trên, dòng HD 7000M 28nm còn có thêm
Enduro, một tính năng chỉ dùng cho laptop. Enduro về thực chất chính là
Dynamic Switchable Graphics, vốn cho phép laptop chuyển sang dùng GPU tích hợp (
IGP) nếu có trên máy, giúp tiết kiệm đáng kể lượng điện tiêu thụ. NVIDIA cũng có công nghệ tương tự mang tên
Optimus.
Khác biệt ở đây giữa Enduro và Dynamic Switchable Graphics là Enduro sẽ
được tối ưu cho APU của AMD hoặc chip SnB / IvB của Intel, vốn có sẵn
IGP nằm trên chip. Các IGP trước đây thường nằm trên chipset và không
phải chiếc laptop nào cũng có sẵn để khai thác Dynamic Switchable
Graphics.
AMD cho biết có khoảng 200+ mẫu laptop sẽ khai thác dòng sản phẩm
đồ hoạ mới của hãng.
Tổng hợp