Tiêu đề: 8 tính năng trong game "già" hơn bạn tưởng
hi ngành công nghiệp game của chúng ta đang cố gắng tạo ra những tựa game hấp dẫn với nhiều hệ thống hỗ trợ hay cách chơi mới lạ, dường như ở đâu đó người chơi có cảm nhận thấy những “hương vị” từ xa xưa của một số trò chơi cách đây một vài thập kỉ hoặc thậm chí vài thế kỉ. Tuy nhiên, điều đó có đồng nghĩa rằng ngành công nghiệp này đang thiếu đi những sự đột phá và ý tưởng.
Nhờ một nền công nghệ hiện đại chúng ta có thể phát triển những ý tưởng mà những tựa game “đàn anh” thực hiện chưa thành công. Dưới đây là 8 tính năng rất thịnh hành trong thế giới game hiện đại nhưng ý tưởng về chúng thực ra đã được khơi mào từ rất lâu rồi.
1. Parkour và Fluid Movement
Mirror’s Edge có lẽ không phải là một tựa game lọt vào trong top những trò chơi ăn khách nhất, nhưng phong cách nghệ thuật nhờ vào việc tập trung phát triển lối chuyển động “free- running” vẫn được biết đến với tên gọi dân gian “parkour” cũng đáng để được xếp trong một danh sách khác. Đây là một cách xây dựng lối chơi mới mà nhiều tựa game khác đang ăn theo, điển hình như Brink, Infamous và Assassin’s Creed.
Tuy nhiên lối chuyển động nhanh, hiệu quả đó không phải là chỉ mới có trong kỉ nguyên 3D mà chúng ta đang sống. Dường như cách làm này đã có từ thời “ đồ đá” của làng game thế giới. Đó là từ những tựa game cổ điển nhất như Mario, hay mới hơn một chút Pitfall và Prince of Persia. Các tựa game này đều có những địa hình hết sức “hiểm trở” và do đó phải cần đến những cú nhảy, trượt người điêu luyện để vượt qua. Từ đây có thể kết luận, lối di chuyển mới trong các tựa game gần đây đều có bóng dáng của các “ông lớn” trong làng game thế giới.
2. Asynchronous Multiplayer
Đây có lẽ không phải là một cái tên nghe quen thuộc với nhiều người nếu như họ chưa từng trải nghiệm cách chơi đó trên màn hình chiếc điện thoại dùng iOS hay Android của mình. Nó được tích hợp trong một số game giống như Words With Friends. Bạn chỉ cần nhập các bước di chuyển của mình để chơi. Đối thủ sẽ nhìn thấy nước đi của bạn và rồi đáp lại ngay lập tức. Tuy nhiên, trận chiến có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ, thậm chí hàng ngày cho đến khi một người phải ngậm ngùi bỏ lại chiến thắng cho người kia.
Nhờ sự phát minh vĩ đại về Internet cũng như những thiết bị cầm tay thông minh có khả năng kết nối, chúng ta đã có được những phút giây vừa căng thẳng vừa thật sự hấp dẫn giống như Word With Friends. Dù vậy, suy cho cùng chế độ chơi này vẫn chỉ là sự cải tiến từ một “phiên bản” mang tên “play-by-mail”- dịch nôm na có nghĩa là chơi bằng thư.
Cách chơi cũng giống trên kia, nhưng nó không phụ thuộc vào internet mà phụ thuộc vào các bưu điện, máy fax, hay chim bồ câu. Nghe có vẻ khá là cổ lỗ xĩ. Vâng, nó bắt đầu xuất hiện từ những cuộc đấu cờ mà có “niên đại” gần nhất là từ những năm 1800 khi mà hai người chơi ở xa nhau muốn tỉ thí. Họ gửi thư cho nhau và ghi trên đó những đường đi nước bước của mình.Giờ đây, các trận đấu như thế đã chuyển sang một phương thức mới đó là e-mail và đâu đó chúng ta vẫn thấy bóng dáng những cuộc thi đấu kiểu đó được tổ chức nhằm giữ lại những nét văn hóa vốn có.
3. Motion Control
Nhằm mục đích để game thủ thoát khỏi lối suy nghĩ “ngồi chơi”- ngồi thư giãn và thưởng thức các trò chơi, Nintendo đã tạo nên một bước đột phá với Wii. Wii đã phá vỡ phong cách làm game truyền thống và nhấn mạnh vào việc vận động khi chơi game. Có thể nói nó đã tạo ra một tầm ảnh hưởng mạnh đến nền công nghiệp game thế giới hiện nay. Nó đã truyền cảm hứng cho Sony phát triên chiếc PlayStation Move, hay Kinect của Microsoft và tạo ra một cuộc chạy đua “công nghệ” mới giữa Microsoft và Sony.
Tuy nhiên điều gì đã thắp lên ngọn lửa cảm hứng cho Nintendo để tạo ra Wii. Chúng ta có thể nhận ra ngọn lửa đó chính là từ các “đồ chơi” trong kỉ nguyện của hệ máy trò chơi 16 bit như Sega Activator và U-Force. Cả hai loại máy trên đều sử dụng cảm biến hồng ngoại như được làm với Wii. Tuy nhiên về độ chính xác trong việc thu nhận các chuyển động thì hai người đàn anh phải thán phục người em Wii.
4. Online Pass
Thật khó để tìm ra một tựa game được đầu tư một khoản tiền kếch xù mà không có mật khẩu để có thể "go online" kèm theo. EA đã bắt đầu xu hướng này bằng một cuộc “thí nghiệm” với tên gọi Project Ten Dollar và cuộc thí nghiệm này nhanh chóng tạo nên một thành công lớn. Ở đây, các nhà sản xuất sẽ “khóa” quyền truy cập online đó bằng một mã code được ghi trong một cuốn sổ. Do vậy khi những người chơi muốn có được quyền truy cập online đó, họ phải trả cho công ty sản xuất một khoản tiền nhỏ để có được cuốn sổ. Đây chính là điều hầu hết mọi người đều chấp nhận.
Nhưng việc để mã code bên trong một cuốn sổ có lẽ khó có thể là một ý tưởng hay. Bởi lẽ một hạn chế của nó đó là các mã code này sẽ khóa toàn bộ các game, và như vậy các “tin tặc” sẽ dễ dàng tìm ra cách để mà “bẻ khóa” nó. Ngày nay, việc khóa những nội dung online này có vẻ đơn giản hơn rất nhiều.
(Còn tiếp)
5/1/2012, 11:26 am
AT_Rybak
†Leader akatsuki†
Charka:%/1000%
Post : 1671
MNĐ$ : 58238
Rep : 71
Chakra của tui : ------
Đệ tử : Nagato
Tiêu đề: Re: 8 tính năng trong game "già" hơn bạn tưởng
Khi ngành công nghiệp game của chúng ta đang cố gắng tạo ra những tựa game hấp dẫn với những hệ thống hỗ trợ hay cách chơi mới lạ, dường như ở đâu đó người chơi có cảm nhận thấy những “hương vị” từ xa xưa của một số trò chơi cách đây một vài thập kỉ hoặc thậm chí vài thế kỉ. Tuy nhiên, điều đó có đồng nghĩa nghĩa rằng ngành công nghiệp này đang thiếu đi những sự đột phá và ý tưởng.
Nhờ một nền công nghệ hiện đại chúng ta có thể phát triển những ý tưởng mà những tựa game “đàn anh” thực hiện chưa thành công. Hãy cùng tiếp tục với những tính năng rất thịnh hành trong thế giới game hiện đại nhưng ý tưởng về chúng thực ra đã được khơi mào từ rất lâu rồi.
5. Downloadable content
Không biết đã bao nhiêu lần bạn mua một tựa game về chỉ để “chờ” cho nó có những bản update trong vòng vài tuần hay 1 tháng. Vâng, DLC - Downloadable Content đã đi ngang qua con đường phát triển của làng giải trí ảo này. Nó có được sinh ra với nhiều tính năng khác nhau. Đối với các nhà phát triển, đó là một công cụ để họ kiếm thêm thu nhập. Còn đối với các nhà sản xuất thì dùng nó trong việc ngăn chặn người chơi không bán đi những tựa game mình đã “phá đảo”.
DLC thực sự đã có từ thời đại của Atari - công ty sản xuất tựa game Pong nổi tiếng. Đó là từ thập niên 70-80 của thế kỉ trước khi mà Internet chưa gõ cửa các hộ gia đình. Còn nhớ GameLine thời xưa làm "điên đảo" người chơi đến nỗi mà chúng ta phải mua bản quyền và ngồi chờ tải về bằng đường dây điện thoại.
"Người tiên phong" trong lĩnh vực dùng DLC đó chính là Sega Dreamcast, hệ máy đã cho phép người chơi tải về những “gói” nhỏ trong tựa game Phantasy Star Online. Giờ đây, các tựa game miễn phí của thể loại MMO – Massively Multiplayer Online- còn sử dụng DLC như nguồn kiếm lời duy nhất của họ.
6. Morality Meters
“Phất lên” nhờ các tựa game như Knights of the Old Republic, Mass Effect và Infamous, Morality Meter – một hệ thống mang đến những hiệu ứng hình ảnh cho game - đã làm cho các tựa game trở nên hấp dẫn lên rất nhiều. Nó thực sự là một cánh tay phải đắc lực cho các tựa game hành động bởi vì nhờ đó, chúng ta có thể đánh giá độ “nặng kí” của các nhân vật đồng thời cũng mang đến những hình ảnh sống động.
Điều này cũng được áp dụng triệt để vào lối chơi của nhiều tựa game hành động khác, đặc biệt với các thể loại game cho phép bạn chọn theo phe phái nào . Ví dụ như dựa trên hướng đi bạn chọn là phe “tà hay chánh” trong game cùng với sức mạnh và năng lực của nhân vật , hệ thống sẽ thể hiện một hình ảnh miêu tả trạng thái đó của nhân vật.
Vậy nguồn gốc của Morality Meter là ở đâu?. Ngược dòng thời gian về năm 1985, khi mà Ultima IV: Quest of the Avatar ra đời, Ultima đã trình làng một hệ thống phát triển hình ảnh mới lạ với tên gọi Virtues System. Vâng đây chính là cha đẻ của Morality Meter. Lúc đó nhà phát triển Richard Garriot đã muốn người chơi cân nhắc về con đường mình chọn, tuy nhiên ông chỉ tập trung xây dựng vẻ đẹp của cái thiện mà quên mất lột tả cái ác.
7. 3D
Nói về tính năng này, có thể ghi nhận Sony đã gây dựng được thành công ngoài mong đợi của hãng trên cả hai lĩnh vực 3D Ti vi và game 3D. Tính năng này đã tạo nên một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Sony với đối thủ truyền kiếp Microsoft . Tuy nhiên, Nintendo có lẽ là ví dụ điển hình nhất cho việc phát triển công nghệ này với việc tung ra chiếc máy cầm tay 3DS tích hợp việc hỗ trợ thưởng thức các hình ảnh 3D mà không cần kính.
Tuy vậy, thật sự mà nói công nghệ 3D đã có mặt trước đó. Trước khi làng game thế giới bước vào thời đại của công nghệ 3D như hiện nay, các nhà sản xuất đã sử dụng công nghệ red-blue 3D như trường hợp của Sly 3. Thậm chí việc trải nghiệm 3D không cần kính cũng đã được xây dựng trước đó như trường hợp của Hologram Time Traveler.
Được thiết kế bởi Rick Dyer – "người nghệ sĩ" đã tạo nên Dragon’s Lair , tựa game này đã sử dụng một chiếc CRTV và một tấm gương cầu lồi để tạo ảnh ba chiều. Dù cho kĩ thuật đơn giản này không cho phép nhiều hành động trong game và nếu so sánh với thời điểm bây giờ thì không khác gì là múa rìu qua mắt thợ, nhưng nếu bạn là một cậu bé trong thập niên 90s, có lẽ đã đủ khiến bạn mê mẩn rồi.
8. Persistent Player Progression
Có lẽ đối với những tín đồ của các tựa game thì việc lên level hay nhân vật trở nên mạnh mẽ hơn đã trở thành một điều gì đó ám ảnh tâm trí họ. Việc nâng cấp nhân vật đã tạo nên một tiếng vang lớn trong làng game thế giới hiện nay. Có thể lấy một số ví dụ như Call of Duty : Modern warfare hay một số game bắn súng khác đã giúp người chơi sở hữu được những dụng cụ hay những kĩ năng đặc biệt. Thậm chí các game bắt súng góc nhìn thứ 3 như Dead Space 2 hay các tựa game hành động như Assassin’s Creed Brotherhood và Revelations cũng đã tạo nên một nét mới với việc cho phép người chơi tự nâng cấp nhân vật cho riêng mình bao gồm trang bị, dụng cụ, kĩ năng…
Đây thực sự là một cải tiến từ thể loại game RPG, tuy nhiên khó có thể nói nó hoàn toàn lấy cắp ý tưởng từ thể loại RPG. Bởi lẽ những ý tưởng như tạo hình nhân vật, nâng cấp công cụ bắt nguồn từ “cha đẻ” của thể loại game nhập vai này: Dungeons & Dragons. Thực tế đã có những tựa game trước D&D xây dựng cách chơi như vậy nhưng chúng lúc đó giống những miếng ghép chưa được sắp xếp. Chỉ đến thời của D&D thì tất cả các miếng ghép đó mới tạo nên một bức hình RPG hoàn chỉnh. Điều đó đồng nghĩa với việc Modern Warfare hay các tựa game kể trên phải ngoái lại và bắt chước “ông lão” U70 D&D.