Trong lịch sử, có rất nhiều lời nói dối đã có ảnh hưởng lớn đến xã hội, chính trị, khoa học và thậm chí là nghệ thuật. Đối với nhiều người, sự dối trá là chìa khóa dẫn đến quyền lực, danh vọng hay giúp họ trả thù… nhưng rõ ràng lời nói dối nào cũng có hậu quả của nó, và với những người có ảnh hưởng lớn thì hậu quả của nó lại càng có tác động nhiều hơn đến họ hay cả xã hội. Sau đây là tổng hợp 10 cú lừa gây ảnh hưởng lớn trong lịch sử.
10. Ngựa gỗ thành Troy
Hoàng tử Paris của thành Troy đã bỏ trốn cùng Helen – người vợ xinh đẹp của vua Sparta. Chiến tranh đã bùng nổ suốt 10 năm và thành Troy chỉ chịu thất bại trước cú lừa ngoạn mục của quân Hy Lạp.
Với đầu óc giảo hoạt và mưu tính thiên tài, người Hy lạp đã làm ra một con ngựa gỗ khổng lồ, bên trong chứa đầy lính. Họ đã mang tặng con ngựa gỗ này như quà để đàm phán hòa bình, và thành Troy đã rất vui vẻ chấp nhận món quà đó. Sau khi ngựa gỗ vào thành, ngay trong đêm, những người lính từ bên trong ngựa gỗ đã ra ngoài và cuối cùng thành Troy cũng đã bị đánh bại.
Con ngựa gỗ được biết đến như một thủ thuật đánh lừa thành công nhất trong lịch sử. Mặt khác, sự dối trá này đã đem lại công bằng cho vị vua Sparta bị cướp vợ. Và câu chuyện cũng đem đến lời cảnh báo hãy nên cẩn thận trước quà tặng của kẻ thù.
9. Han van Meegeren giả mạo Vemeer
Sự dối trá này là kết quả của sự ham muốn hư danh trong giới nghệ thuật. Han van Meegeren là một nghệ sĩ luôn cảm thấy mình không được đánh giá cao và ông đã lựa chọn cách dối trá để giới nghệ thuật thừa nhận mình.
Đầu thế kỉ 20, các học giả đã tranh cãi về vấn đề liệu họa sĩ vĩ đại người Hà Lan Vermeer có vẽ những tác phẩm miêu tả cảnh trong kinh thánh hay không. Ngay lập tức Van Meegeren đã nhân cơ hội này đưa ra những tác phẩm giả mạo Vermeer. Ông ta đã tỉ mỉ làm giả các đường nét, màu sắc và tuổi tác một số bức tranh và đã nhận được sự xác nhận của một số nhà phê bình – những người cho rằng Vermeer thật sự đã để lại những bức tranh về kinh thánh. Những bức tranh giả mạo đã đạt được sự tán dương. Sự tham lam háo danh đã khiến Van Meegeren tiếp tục lún sâu vào vũng lầy này.
Tuy nhiên, sau đó Van Meegeren đã mắc một sai lầm lớn khi bán một trong những bức tranh cho một người trong đảnh Quốc xã Đức. Sau chiến tranh, quân đồng minh coi việc bán tranh của ông ta là hành động bán đi “kho báu quốc gia”. Để chứng minh mình không phải là kẻ phản bội đất nước, Meegeren đành thú nhận ông đã làm giả bức tranh. Cuối cùng Meegeren bị buộc tội làm giả tranh. Meegeren đã chết do một cơn đau tim sau phiên tòa chừng 2 tháng.
8. Siêu lừa thế kỉ - Bernard Madoff
Bernie Madoff đã thừa thận rằng công ty đầu tư của ông “chỉ là một lời nói dối” trong năm 2008, đây là một vụ lừa đảo chấn động toàn nước Mĩ. Bernie đã thú nhận lừa các nhà đầu tư một số tiền khoảng 50 tỉ USD. Madoff đã sử dụng một âm mưu lừa đảo được gọi là “Ponzi scheme” để gian lận trong thời gian hơn một thập kỉ.
Chiêu thức lừa đảo kinh điển “Ponzi scheme” đã được đặt tên theo Charles Ponzi – một nhân vật mánh khóe hồi đầu thế kỉ 20. “Ponzi scheme” được hoạt động như sau : kẻ chủ mưu A hứa hẹn với các nhà đầu tư một khoản lợi nhuận khổng lồ, nhưng thay vì đầu tư tiền, người này sẽ giữ một số tiền cho bản thân và sử dụng kinh phí từ các khoản đầu tư mới để hoàn trả cho những người đầu tư trước.
Madoff không phải là người sáng tạo ra loại hình lừa đảo này nhưng ông ta đã đưa nó lên một tầm mới. Ông ta đã nắm giữ một nguồn tiền kỉ lục từ kế hoạch của mình, và âm mưu của Madoff cũng đã được duy trì trong một khoảng thời gian rất dài. Trong khi những “Ponzi Scheme” khác thường nhanh chóng sụp đổ vì chúng liên tục đòi hỏi các nhà đầu tư cứ ngày một nhiều hơn. Mặt khác, Madoff đã từng là chủ tịch của NASDAQ, một chuyên gia được tôn trọng và có uy tín bậc nhất trong giới tài chính nên vụ việc vỡ lở là một cú sốc lớn cho toàn nước Mỹ. Về sự tinh vi và mưu đồ thì Charles Ponzi phải chào thua kẻ hậu thế của mình.
7. Anna Anderson và vụ giả mạo công chúa Alias Anastasia
Sau cuộc cách mạng Nga, đảng Bonsevich đã tiến hành một cuộc thanh trừng lớn nhằm vào gia đình hoàng gia Romanov – Nga hoàng Nicholas II, con trai, vợ cùng bốn con gái của ông để đảm bảo việc không có người thừa kế hợp pháp nào sau này có thể tập hợp quần chúng nổi dậy.
Sau đó, một số tin đồn đã nổi lên cho rằng một số thành viên của gia đình hoàng gia đã trốn thoát và sống sót. Và đã có rất nhiều người tự nhận mình là người sống sót, nhưng trong tất cả, có lẽ trường hợp của “Anna Anderson” là nổi tiếng nhất. Năm 1920, cô gái này đã được nhận vào bệnh viện sau khi cố gắng tự tử và thú nhận rằng mình là công chúa út của gia đình Nga Hoàng – Anatasia. Cô ta đã kể rất nhiều câu chuyện và sự kiện chính xác xảy ra trong gia đình Nga Hoàng tại tòa án. Một số họ hàng của Nga Hoàng đã chấp nhận rằng Anderson chính là Anastasia, nhưng phần lớn những người khác thì tin rằng cả gia đình không còn ai sống sót.
Đến năm 1927, người bạn cùng phòng cũ của Anderson đã tuyên bố rằng tên thật của cô là Franziska Schanzkowska và cô ta chắc chắn không phải công chúa. Tuy nhiên lời cáo buộc này không đủ chứng cớ nên Anderson vẫn nhận được một vài quyền thừa kế từ hoàng gia. Việc kiểm tra pháp lý và nhiều vụ tố tụng đã kéo dài trong nhiều thập kỉ cho đến tận khi Anderson qua đời năm 1984. Nhiều năm sau, các xác minh về ADN đã chứng minh rằng cô gái này không phải là Anastasia. Năm 209, các chuyên gia đã xác nhận rằng tất cả hài cốt của gia đình Nga Hoàng đã được tìm thấy và không có thành viên nào thoát chết năm 1918.
6. Titus Oates và âm mưu giết vua Charles II
Titus Oates là một người đàn ông gian trá một cách toàn diện. Trong cuộc đời của mình ông ta từng bị trục xuất khỏi hải quân và một số trường học ở Anh, Oates còn bị kết án về tội khai man và vượt ngục. Ông ta được biết đến với tội danh giết vua Charles II.
Titus được nuôi dạy bởi một nhà thuyết giáo phái Tin Lành, vào Cambrigde để học về các yêu cầu trong giáo hội Anh. Vì các hành vi sai trái của mình, ông ta đã bị sa thải và bắt đầu liên kết với Công giáo. Oates được giáo sư thần học Anh giáo Israel Tonge- người thù ghét Công giáo hậu thuẫn. Oates đã tố cáo Tòa Thánh Roma có kế hoạch ám sát vua Charles II để đưa em trai người là James lên thay và xóa bỏ giáo hội Anh giáo để phục hồi Công giáo. Ông ta đã gieo rắc sự hoang mang dẫn đến những vụ hành quyết làm 35 người phải chết.
Sau khi vua Charles qua đời năm 1685, James lên làm vua và lúc này Oates vẫn còn ngoan cố khai man trước tòa. Sau đó, Oates đã bị kết án và bỏ tù. Tuy nhiên chỉ một vài năm sau, ông ta đã được thả trong cuộc Cách Mạng Vinh Quang.
Nguồn :
http://genk.vn/c198n20120503014945347/10-c250-lua-noi-tieng-moi-thoi-dai-phan-1.chnto be continued