Tổng hợp game, manga việt
LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  Naruto-manga-559-chapter
Tổng hợp game, manga việt
LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  Naruto-manga-559-chapter
Change background image

manga , game, phần mềm , tin học , đầy đủ

Nhóm AT!! sẽ cố gắng làm game nhanh nhất trong thời hạn 1 tháng!!!! Ai là Mizukage đệ nhất vậy hả Admin??? :-/?
post ảnh thì nhớ cho ảnh vào spolier!! nếu không sẽ ban nick thẳng tay
Chuẩn bị ra mắt đại chiến thế giới forum ==
Có thể đăng kí chakra và làng
Khung đăng nhập


//

LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
4/30/2012, 4:23 pm
AT_Rybak
Thông tin AT_Rybak

†Leader akatsuki††Leader akatsuki†

Charka:%/1000%

Thông Tin Cá Nhân
Akatsuki
Post Post : 1671
MNĐ$ MNĐ$ : 58238
Rep Rep : 71
Chakra của tui : LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Fire.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Water.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Lightning.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Earth.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Wind.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Rinnegan.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Swift.svg
Đệ tử : Nagato

Bài gửi Tiêu đề: LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh



Hầu hết các hãng sản xuất đồ điện tử cao cấp ngày nay bao gồm cả
điện thoại, laptop, máy tính bảng hay kể TV đều luôn cố gắng tung ra một
sản phẩm có gắn mác một loại công nghệ nào đó, đặc biệt ở màn hình. Các
hãng liên tục đưa ra các loại định nghĩa màn hình khác nhau dù trên
thực tế nó không có gì khác ngoài cái tên dài dòng hơn và khó đọc khó
viết hơn như LED, IPS, Super IPS, AMOLED, Super AMOLED, OLED v.v...

Tất nhiên trong những cái tên kể trên có những công nghệ màn hình
mới thực sự nhưng cũng có những loại chỉ là cách gọi khác mang tính
quảng cáo, nâng cao thương hiệu mà thôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn
hiểu rõ thực hư các loại màn hình hiện nay để tìm ra đâu là công nghệ
mới thực sự còn đâu chỉ là một chiêu quảng cáo quá lố.


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A0_ad14d


Công nghệ màn hình hiện nay nếu nói rộng hơn thì trừ loại màn CRT
sử dụng đèn hình từ thuở sơ khai của truyền hình chúng ta có thể thống
kê được 3 loại chính đó là LCD, OLED và Plasma.

Plasma

Trên thị trường hiện tại, chúng ta chỉ còn thấy công nghệ màn hình
Plasma này áp dụng ở những chiếc TV cỡ lớn (40 inch trở lên) với giá
thành rất hợp túi tiền. Mặc dù vậy vẫn không có nhiều người muốn mua
những chiếc TV hoành tráng với rất nhiều thông số kĩ thuật khủng với giá
rẻ bằng nửa những chiếc LCD cùng cỡ. Nguyên nhân do đâu thì chúng ta
cùng đi sâu vào cấu tạo của nó.

Cấu tạo và hoạt động của tế bào Plasma


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A1_2d53e


Một chiếc màn hình Plasma là tập hợp của hàng triệu ô nhỏ (cell),
mỗi ô nhỏ này có thể tạm coi là một điểm ảnh trên màn hình. Trong mỗi ô
người ta bơm khí Xenon và neon vào, đồng thời ở mặt trên và mặt dưới của
mỗi cell là các dãy điện cực, các dãy này đặt vuông góc với nhau trong
không gian tạo thành một mạng lưới điện cực cơ bản, sau đó toàn bộ cell
và điện cực kể trên được mang kẹp giữa 2 lớp kính.

Khi cấp điện, dòng điện sẽ phóng từ điện cực nằm ở mặt trên của
cell xuống điện cực nằm ở mặt dưới. Các hạt điện tử này chạy qua lớp khí
xeon và neon bên trong cell và phát sáng, hoàn toàn giống nguyên lý làm
việc của một chiếc đèn ống thông thường. Ánh sáng này tắt bật trong
thời gian rất ngắn nhưng những chùm tia phát ra từ các cell này là dạng
tia cực tím, một loại tia mà mắt thường không thể nhìn thấy, vì thế ở
đáy mỗi cell người ta phủ thêm một lớp phốt pho màu cơ bản (đỏ, xanh lá
hoặc xanh da trời), khi tia cực tím chạy qua lớp phốt pho này sẽ tạo ra
anh sáng nhìn thấy theo màu sắc của lớp phốt pho được phủ.

Trên thực tế, mỗi Pixel trên màn hình có cấu tạo từ 3 Pixel phụ với
3 màu kể trên, mỗi Pixel phụ là một cell và 3 cell này được đặt cạnh
nhau để phối màu chính xác cho một điểm ảnh.

Màn hình Plasma có độ tương phản rất tốt nếu không muốn nói là tốt
hơn nhiều so với LCD thông thường, màu đen rất sâu và màu trắng cũng rất
sáng nên các cảnh phim ở những đoạn khung cảnh tối tăm được TV plasma
thể hiện rất thật. Đặc biệt là ở góc nhìn, TV Plasma có góc nhìn lý
tưởng gần như bằng với màn hình CRT khi nhìn từ bên cạnh vào, độ biến
màu gần như không thể nhận thấy, thêm vào đó là giá thành để chế tạo các
loại màn hình ngoại cỡ rất rẻ vì thế mà giá thành sản xuất những chiếc
TV sử dụng màn hình này có giá rất phải chăng. Một điểm mạnh khác nữa
cũng phải đề cập đó là tốc độ đáp ứng của màn hình (Response time),
thông số này thể hiện thời gian tối thiểu cần thiết để 1 điểm ảnh trên
màn hình thay đổi màu sắc, thông số này càng cao đồng nghĩa với hình ảnh
bạn xem trên TV sẽ ít bị mờ viền hơn.

Mặc dù có rất nhiều lợi thế như vậy nhưng Plasma lại có những nhược
điểm rất lớn khiến nó không thể áp dụng cho các loại thiết bị cầm tay
ngày nay. Thứ nhất là các loại màn hình Plasma rất dày và nặng do cấu
tạo có nhiều thủy tinh không thể thay thế được bằng nhựa. Và một lý do
quan trọng khác đó là nó rất tốn năng lượng, đặc biệt là trong thời kì
các loại pin Li-ion đã đi đến giới hạn như hiện nay. Đồng thời do thiết
kế mỗi điểm ảnh là 3 tế bào hay ô nhỏ (cell) nên loại màn hình này rất
khó chế tạo độ phân giải cao, cách duy nhất là chế tạo cỡ màn hình lớn
lên để nhồi nhét cho đủ số điểm ảnh trên diện tích đó, vì vậy mà màn
hình Plasma khi áp dụng lên các thiết bị cầm tay sẽ có độ phân giải rất
thảm hại. Quan trọng hơn là màn hình Plasma khi xem ở khoảng cách gần
rất dễ nhận ra hiện tượng "screen door effect" có thể tạm dịch là rỗ màn
hình. Hiệu ứng này là hiện tượng xuất hiện những khe tối màu rất nhỏ
nằm giữa các điểm ảnh lân cận nhau do độ dày của thành cell tạo nên,
những đường tối này nhỏ hơn rất nhiều so với phần sáng của pixel nên khi
nhìn ở khoảng cách từ 3-5 mét chúng ta không thể nhận ra, nhưng khi đưa
lên điện thoại thì ở khoảng cách 30 cm chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy
những đường kẻ này.


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A2_592be


OLED

OLED là một trong các loại công nghệ màn hình mới nhất hiện nay,
một loại màn hình vẫn thường thấy trên các dòng điện thoại cao cấp của
Samsung với cái tên AMOLED, tiền tố AM trong AMOLED để mô tả từ Active
Matrix, tiền tố này chỉ nêu lên cách các điểm ảnh được điều khiển khi có
lệnh tắt hoặc bật các pixel phụ. Cái đáng nói là hầu như toàn bộ các
loại màn hình LCD và OLED ngày này đều sử dụng công nghệ Active Matrix
để điều khiển các điểm ảnh nên chúng ta không cần quan tâm tới yếu tố
này nữa, hay nói đơn giản hơn AMOLED vẫn chỉ đơn giản là OLED.

Cấu tạo vào nguyên lý hoạt động

Màn hình OLED có nguyên tắc hoạt động gần giống như màn Plasma chỉ
khác một chỗ là các cell nhỏ chứa khí được thay bằng những lớp nhựa hữu
cơ có thể phát sáng khi có dòng điện chạy qua.


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A3_2cecd


Các hạt electron (hạt điện) khi đi qua lớp nhựa đặc biệt này sẽ
giải phóng năng lượng dưới dạng photon (tạm hiểu là hạt ánh sáng). Mỗi
pixel phụ sẽ sử dụng một loại nhựa hữu cơ khác nhau để tạo 3 màu cơ bản
của màn hình và cứ 3 pixel phụ này đứng cạnh nhau chúng ta sẽ có 1 điểm
ảnh hoàn chỉnh, khi điều chỉnh dòng điện qua các lớp này thì lượng ánh
sáng phát ra cũng tăng giảm theo nên bằng cách thay đổi dòng điện chạy
qua các lớp nhựa này ta sẽ có các màu sáng tối khác nhau gần như ngay
lập tức nên tốc độ đáp ứng của các loại màn OLED thường cao hơn rất
nhiều so với loại màn LCD có tốc độ đáp ứng nhanh nhất hiện nay.

Công nghệ OLED mang theo gần như toàn bộ ưu điểm từ màn Plasma sang
và sửa đổi những điểm yếu của Plasma như tốn điện và nhẹ hơn do các tế
bào dạng cốc chứa khí đã bị loại bỏ. Thêm nữa là lớp chất hữu cơ sử dụng
trong màn hình OLED sẽ tự phát sáng khi có các hạt điện tử chạy qua chứ
không phụ thuộc vào đèn nền giống như màn LCD nên màn OLED thường mỏng
hơn nhiều nên nó phù hợp với các loại điện thoại thông minh ngày nay bởi
chiều dày của những chiếc điện thoại này đều phải tính chi tiết tới
từng mili mét. Nói tóm lại OLED gần như màn hình Plasma có thêm những ưu
điểm như thiết kế được ở kích thước mỏng và phân giải cao và điện năng
tiêu thụ thấp hơn nhiều so với plasma hay kể cả là LCD.


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A4_74be5


Vấn đề chính mà màn OLED gặp phải đó là giá thành sản xuất màn hình
rất tốn kém, tốn hơn rất nhiều lần so với màn Plasma và LCD đặc biệt là
ở kích thước lớn. Chính vì thế mà hiện nay chúng ta chưa thấy được
những chiếc TV hay màn hình Laptop nào sử dụng loại màn hình này mà nó
mới chỉ dừng lại ở Smartphone hay cùng lắm là tới máy tính bảng. Mặc dù
nhà sản xuất có đưa ra lời hứa là sẽ biến màn OLED thành loại màn hình
rẻ nhất trong số các công nghệ màn hình khác nhưng đó là tương lai, còn
hiện tại nó vẫn là loại đắt nhất.

Ngoài ra, màn hình OLED còn mắc phải một vấn đề khá khó giải quyết
khác nữa về mặt mầu sắc và nó đã tạo thành đặc điểm của loại màn hình
này. Vấn đề nằm ở điểm ảnh màu xanh da trời của màn hình, do loại vật
liệu hữu cơ dùng trong các điểm xanh da trời khiến điện năng đi qua nó
không chuyển hóa hoàn toàn thành các hạt photon ánh sáng nên với cùng
một lượng điện ánh sáng trên các điểm màu đỏ và xanh lá sáng hơn nhiều
so với điểm ảnh màu xanh da trời, điều này sẽ tạo ra cảm giác màu tổng
hợp trên màn hình sẽ bị phủ một màu xanh lá do màu xanh da trời không đủ
sáng để cân bằng màu sắc.


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A5_717e3


Các thế hệ màn hình OLED mới nhất đã cải thiện được vấn đề này khá
nhiều nhưng để đạt được độ cân bằng về màu sắc như các loại màn hình
khác thì vẫn còn là một thách thức khá xa đối với OLED. Một vấn đề nhỏ
khác nữa tồn tại trên loại màn này đó là lượng điện tiêu thụ không đồng
đều giữa các màu sắc giống như màn Plasma, khi thể hiện màu đen hay màu
tối thì OLED thể hiện khá sâu và điện năng tiêu thụ ở mức rất thấp,
nhưng khi thể hiện màu trắng (các ứng dụng duyệt web và soạn thảo văn
bản) thì màn hình này lại cần một lượng điện nhiều hơn so với các loại
màn LCD.

Các công nghệ OLED khác như Super AMOLED hay Super AMOLED+ cũng chỉ
là những cái tên dài dòng mà các hãng sản xuất đặt ra để quảng cáo cho
các loại màn hình biến thể của AMOLED thông thường như thay đổi hình
dạng của các điểm ảnh phụ hay thêm một lớp cảm ứng tích hợp vào màn hình
v.v... Những thay đổi đó dù có tác dụng nhưng vẫn chưa đủ để có thể gọi
là một loại công nghệ màn hình mới được về cơ bản nó vẫn là OLED.




Tài sản của AT_Rybak

Kho đồ của mình
Vật dụng:
Pet:

Chữ kí cá nhân
5/7/2012, 8:47 pm
AT_Rybak
Thông tin AT_Rybak

†Leader akatsuki††Leader akatsuki†

Charka:%/1000%

Thông Tin Cá Nhân
Akatsuki
Post Post : 1671
MNĐ$ MNĐ$ : 58238
Rep Rep : 71
Chakra của tui : LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Fire.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Water.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Lightning.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Earth.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Wind.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Rinnegan.svg-LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  18px-Nature_Icon_Swift.svg
Đệ tử : Nagato

Bài gửi Tiêu đề: Re: LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh



Ở bài trước,
chúng ta đã cùng tìm hiểu cách thức hoạt động cũng như các ưu nhược
điểm của 2 loại màn hình là Plasma và OLED, trong bài viết hôm nay chúng
ta sẽ dành thời gian để bàn về riêng loại màn hình LCD.

LCD là cụm từ có lẽ đã trở nên quá phổ thông với
người tiêu dùng Việt Nam, nó phổ biến đến mức mà bất kì khi nào bạn nhắc
tới màn hình mỏng với một người không mấy quan tâm về lĩnh vực phần
cứng thì gần như chắc chắn người đó sẽ gọi nó là một chiếc màn hình LCD
hay chiếc TV LCD. Âu đây cũng là hệ quả của sự phát triển quá vượt trội
của dòng màn hình LCD so với 2 loại còn lại của thị trường là Plasma và
OLED.


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A1_0decf


Chính vì chiếm tỉ lệ lớn trên thị trường nên bản
thân bên trong các dòng sản phẩm LCD cũng có đến 3 dạng công nghệ khác
nhau phân biệt dựa trên 3 loại panel mà màn hình sử dụng là TN, IPS và
VA.

LCD - TN (Twisted Nematic)

Có những ưu điểm vượt trội về mặt giá thành cũng
như điện năng tiêu thụ nhưng bù lại chất lượng màu sắc thể hiện trên
loại panel TN chỉ ở mức vừa đủ nhìn.

Nguyên lý hoạt động


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A2_65438


Trước tiên chúng ta hãy bàn tới nguồn sáng dùng
trong màn hình. Với những loại màn hình LCD đơn sắc và đơn giản như màn
hình đen trắng trên những chiếc máy tính bỏ túi thì ánh sáng được cấp từ
bên ngoài (ánh đèn học, ánh sáng mặt trời v.v...) và ở dưới đáy của tấm
màn hình người ta đặt 1 lớp phủ kim loại giúp phản quang giống như
gương để phản chiếu chính ánh sáng bên ngoài lại mắt chúng ta khiến
chúng ta nhìn được hình ảnh hiển thị trên màn hình. Loại thứ 2 là các
loại LCD thông dụng ngày nay không thể chỉ dùng ánh sáng phản chiếu để
tạo hình ảnh được nên mỗi loại màn này phải gắn kèm theo một bộ phận gọi
là đèn nền, đèn nền này có tể sử dụng các loại đèn huỳnh quang hay đèn
LED để tạo nguồn sáng cho màn hình.


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A3_edb89


Những nguồn sáng này trước tiên sẽ phải đi qua
một lớp kính lọc phân cực, lớp kính này có đặc điểm chỉ cho các tia sáng
đi qua theo 1 hướng nhất định. Sau đó những tia sáng này sẽ đi qua lớp
tinh thể lỏng TN. Đặc tính của lớp tinh thể lỏng này là nó có có khả
năng vặn xoắn các tia sáng đi ra từ lớp kính lọc phân cực đầu tiên một
góc 90 độ, sau khi đi ra khỏi lớp tinh thể lỏng này ánh sáng tiếp tục
chạy qua một lớp kính lọc màu để tạo ra 3 màu đỏ, xanh da trời và xanh
lá. Những ánh sáng sau khi đã có màu sắc cơ bản này sẽ tiếp tục đi qua
một lớp kính phân cực thứ 2 có chiều lọt sáng vuông góc với tấm thứ
nhất. Với những tia sáng không bị xoắn 90 độ khi đi qua lớp tinh thể
lỏng do lỗi kỹ thuật thì ánh sáng sẽ bị chặn lại ở lớp kính lọc phân
cực.

Khi có dòng điện cấp cho lớp tinh thể lỏng này,
các tia sáng đi qua sẽ tháo xoắn và ánh sáng đi qua sẽ bị chặn lại ở lớp
lọc phân cực phía trên. dòng điện chạy qua càng lớn thì độ tháo xoắn
càng cao đồng nghĩa với việc ánh sáng đi qua sẽ càng ít, việc điều khiển
dòng điện vô hình chung sẽ làm thay đổi độ sáng tối của ánh sáng đi tới
mắt chúng ta. Mỗi điểm ảnh trên màn hình bao gồm 3 điểm ảnh phụ với 3
màu sắc cơ bản như đã nói ở trên kết hợp với sự thay đổi độ sáng trên
mỗi điểm ảnh phụ này chúng ta sẽ được một điểm ảnh có đầy đủ màu sắc.

Điểm mạnh của loại màn hình LCD sử dụng panel TN
này chính là giá thành rất rẻ và có khả năng sản xuất hàng loạt. Ngoài
ra loại màn này còn có tốc độ đáp ứng rất cao (khoảng 2 phần nghìn
giây), khái niệm về tốc độ đáp ứng đã được trình bày trong bài trước
nên người viết xin phép không nhắc lại. Tốc độ đáp ứng cao khiến cho
hình ảnh hiển thị không bị mờ viền ở những cảnh hành động với tốc độ
cao, đồng thời cũng cho phép các nhà sản xuất có thể đẩy tốc độ refresh
khung hình lên cao hơn, đây là một lợi thế cho các loại công nghệ hiển
thị 3D sử dụng kính màn trập. Thế nhưng tốc độ đáp ứng của màn hình
thường được các nhà sản xuất đẩy lên quá đáng để trở thành một công cụ
quảng cáo nghe khá oai với những người không hiểu về công nghệ, bởi lẽ
các loại màn hình có tốc độ đáp ứng thấp hơn 10 phần nghìn giây là mắt
người đã gần như không thể cảm nhận được sự khác biệt rồi nên dù đó là
2 ms (mili giây) hay 8 ms thì trải nghiệm của chúng ta vẫn không có gì
thay đổi cả.

Mặt khác một phần cũng vì chất lượng hình ảnh của
các loại màn hình này thuộc loại thấp nhất trong số các công nghệ màn
hình hiện nay và dải màu hiển thị trên những chiếc TV LCD loại TN này
rất hẹp (hay có nghĩa là nhiều gam màu gần giống nhau sẽ được thể hiện
thành 1 màu).


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A4_16176


Bởi lẽ, mỗi điểm ảnh phụ trong 1 điểm ảnh sẽ chỉ
có thể thể hiện được 6 bit độ sáng khác nhau, nghĩa là với một pixel phụ
màu đỏ chẳng hạn, khi điều chỉnh điện cấp vào tinh thể độ sáng của ánh
sáng khi ra khỏi lớp lọc sẽ chỉ có thể thể hiện được 64 sắc đỏ khác nhau
(6bit = 2^6). Tương tự với 2 màu xanh còn lại nên khi pha trộn những
màu sắc như vậy chúng ta sẽ thu được kết quả là dải màu sắc bị hẹp như
đã nói ở trên. Khi 2 màu khác nhau đặt rất sát nhau, mắt người sẽ có cơ
chế tự hòa 2 màu đó lại để tạo ra một vùng màu ở giữa giúp màu sắc biến
đổi đều hơn, đó là cách mà loại màn hình TN sử dụng để tạo ra được dải
màu sắc liên tục.

Một nhược điểm nữa chính là góc nhìn của loại màn
hình TN này rất tệ, chỉ cần nhìn từ các hướng không phải hướng chính
diện là màu sắc đã gần như bị thay đổi hoàn toàn. Đây có lẽ cũng chính
là lý do loại panel này thường được dùng trong các loại màn hình máy
tính hay laptop ngày trước, cái thời mà giá các loại LCD cao cấp chưa
được như bây giờ, bởi người dùng máy tính cá nhân thường ngồi chính
diện.

LCD IPS (In Plane Switching)

IPS là loại công nghệ được hãng Hitachi phát
triển vào năm 1996, mục đích chính của công nghệ này chính là để khắc
phục những nhược điểm lớn của loại panel TN nói trên.

Nguyên lý hoạt động

Cấu tạo của panel IPS không khác nhiều so với
loại TN từ các lớp lọc phân cực, lớp lọc màu và lớp tinh thể. Điểm khác
biệt nằm ở lớp tinh thể lỏng, các lớp này giờ đây được xếp theo hàng
ngang (đây là nguồn gốc của cụm từ "In Plane") song song với 2 lớp kính
phân cực ở trên và dưới. Các điện cực cũng phải xếp trên mặt dưới chứ
không xếp ở 2 bên như màn TN. Ban đầu khi không có dòng điện chạy qua
các điện cực, mạng tinh thể này xếp theo chiều ngang và chắn ánh sáng,
khi cho dòng điện chạy vào 2 điện cực ở mặt dưới, dòng điện sẽ tạo ra 1
từ trường giống như nam châm khiến cho các tinh thể quay đi 1 góc 90 độ
nhưng vẫn song song với mặt màn hình. Lượng điện cấp vào càng nhiều thì
tinh thể sẽ quay 1 góc càng lớn, ở vị trí 90 độ ánh sáng của đèn nền có
thể lọt qua nhiều nhất và thể hiện được độ sáng cao nhất của màu sắc.


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A5_b9bb6


Mỗi subpixel (điểm ảnh phụ) trong một điểm ảnh
của panel IPS có thể thể hiện tới 8 bit (2^8 =256 cấp) độ sáng tương
đương 256 mức sáng khác nhau nên khi pha trộn 3 màu chúng ta sẽ được
những dải màu rộng và liên tục hơn rất nhiều so với màn TN mà không cần
dùng đến thủ thuật đánh lừa mắt của loại TN. Đây cũng là lý do chính
khiến màn hình IPS trở thành sự lựa chọn số một cho những người làm công
việc thiết kế vì nó cho màu sắc trung thực hơn rất nhiều so với màn TN.

Khi khắc phục được những nhược điểm lớn của loại
panel TN như góc nhìn và màu sắc thì panel IPS lại vấp phải những nhược
điểm mà màn TN có thể vượt qua dễ dàng.

Thời gian để 1 điểm ảnh chuyển từ đen sang trắng
tren màn IPS chậm hơn nhiều so với màn TN (khoản từ 6 đến 16ms) nên khi
thể hiện những hoạt cảnh tốc độ cao, màn hình IPS đời cũ thường để lại
một vệt sáng của hình ảnh đáng lẽ phải tắt từ trước chạy theo mà chúng
ta vẫn gọi là hiện tượng "bóng ma".

Chính tốc độ đáp ứng chậm nên đến nay các loại
LCD sử dụng tấm nền IPS vẫn rất khó có thể đạt được tốc độ refresh tới
120 Hz để phục vụ cho các loại màn hình 3D hiện nay.

Và vì cách bố trí tinh thể của màn IPS khiến cho
ánh sáng đi qua không nhiều ngay cả khi đang ở trạng thái mở nên loại
màn hình này cần đèn nền sáng hơn bình thường để có thể tạo ra được màu
sắc tươi sáng hơn nếu không màn sẽ bị cảm giác tối và u ám. Nên thời kì
đầu của màn IPS người ta không dùng nó cho các loại thiết bị dùng pin
như laptop hay điện thoại. Nhưng dù sao đó cũng chỉ là thời kì đầu của
IPS, còn ngày nay những nhược điểm đó đã được cải tiến rất nhiều.

Các loại màn hình có mác Super IPS (S-IPS) hay
Advanced Super IPS đều là những công nghệ nhỏ giúp cải thiện tối đa
những nhược điểm của công nghệ IPS thông thường đối với loại TN nhưng
đổi lại là giá thành đắt hơn kha khá so với các loại thông thường.


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A6_52b04


LCD VA (Vertically Aligned)

TN và IPS đều có những ưu nhược điểm riêng mà
không thể khắc phục hoàn toàn, nên các hãng sản xuất đã cố gắng trung
hòa cả 2 loại cộng nghệ này để tạo ra 1 thứ nằm ở giữa 2 loại panel này,
một loại panel cho tốc độ đáp ứng vừa phải để không bị hiện tượng bóng
ma nhưng vẫn có dải màu sắc trung thực và đẹp hơn màn hình TN và panel
VA ra đời.

Nguyên lý hoạt động


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A7_49e4d


Cấu trúc cơ bản của 1 điểm ảnh trong panel VA
cũng không có gì khác so với cấu trúc chung của màn LCD nói chung hay
màn LCD IPS nói riêng. Thay vì xếp các tinh thể song song với mặt kính
thì màn VA lại xếp các tinh thể vuông góc với mặt kính lọc (cũng là
nguồn gốc cho cụm từ "Vertically Aligned"). Các điện cực lại quay về
cách sắp xếp của màn TN trước đây là 1 trên 1 dưới để có thể tạo ra từ
trường theo chiều dọc. Khi không có dòng điện, các tinh thể sẽ chặn hoàn
toàn ánh sáng từ đèn nền đi lên, khi cấp điện từ trường sẽ làm các tinh
thể này nghiêng đi 1 chút để cho phép ánh sáng đi qua, góc nghiêng càng
lớn thì ánh sáng đi qua càng nhiều.

Các loại công nghệ phụ khác

LED


LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh  A8_622d5


Thời gian gần đây rất nhiều hãng sản xuất TV dùng
các chiêu thức maketing để khiến mọi người nhầm tưởng LED là một công
nghệ màn hình mới hoàn toàn, nhưng thực chất nó chỉ là công nghệ đèn nền
mới cho ánh sáng tốt hơn và tiết kiệm điện hơn so với đèn nền huỳnh
quang vẫn được sử dụng trước đây. Công nghệ này hiện nay có 2 loại chính
là Full LED và edge LED. Edge LED là loại màn hình mà đèn LED chỉ được
bố trí xung quanh viền màn hình giống như đèn huỳnh quang và hắt sáng
vào trung tâm nên loại màn này thường có giá không khác màn hình thường
là mấy nhưng vẫn được nhiều nhà sản xuất gắn mác màn hình LED. Loại thứ 2
là Full LED, công nghệ này lợi dụng sự nhỏ bé của các bóng LED nên đã
tạo ra 1 tấm đèn LED dày đặc đặt ngay sau các lớp lọc phân cực chứ không
hắt sáng vào thông qua tấm plastic nữa nên ánh sáng ở loại màn này phủ
đều đến mọi góc cạnh của màn hình và độ sáng cũng cao hơn rất nhiều so
với Edge LED nhưng giá thành thì lại khác nhau 1 trời 1 vực.

TFT (Thin film transistor)

Là công nghệ tạo ra các transistor bán dẫn bằng
nhiều lớp kim loại mỏng và nhựa xếp xen kẽ nhau. Công nghệ này chỉ đơn
giản là thay đổi cách cấp điện cho các tinh thể. Và hâu hết các loại màn
hình thông dụng hiện nay đều sử dụng công nghệ này để cấp điện cho các
tinh thể.

Qua bài viết hy vọng các bạn sẽ hiểu phần nào về
cách mà các nhả sản xuất đặt tên cho những sản phẩm công nghệ cao này
qua đó biết được đâu là thay đổi công nghệ thực sự và đâu chỉ là cái
tiến công nghệ cũ

Nguồn: http://genk.vn/c186n2012050308511068/lcd-s-lcd-amoled-cong-nghe-moi-hay-chi-la-chieu-thuc-kinh-doanh-phan-2.chn



Tài sản của AT_Rybak

Kho đồ của mình
Vật dụng:
Pet:

Chữ kí cá nhân

LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiến lược kinh doanh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

-
» LG công bố kết quả kinh doanh quý I 2012, doanh thu giảm nhưng lợi nhuận tăng
» Apple công bố kết quả kinh doanh siêu khủng, giá trị thị trường gấp gần 5 lần GDP Việt Nam
» Microsoft cùng Votiva giới thiệu công cụ chiến lược thay đổi thế giới bán lẻ Microsoft Dynamics Ax 2012 For Retail
» "Nghệ nhân rèn kiếm" - Hay chuyện về máy chủ của những ông lớn làng công nghệ
» CEO Box.com đánh giá cao Microsoft hơn Google trong cuộc chiến điện toán đám mây cho doanh nghiệp
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tổng hợp game, manga việt » Chuyên mục tổng hợp » Spam Box » Tin tức , chia sẻ-