- Ban đầu đạt băng thông 3 Gb/s
- Nhờ một thiết bị có tên RTD
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Học viện
Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology) đang thử nghiệm khả năng
truyền tải dữ liệu của sóng Wi-Fi ở ngưỡng băng tần mới, được gọi là
T-ray. Ngưỡng băng tần mới này nằm trong giải từ hồng ngoại xa (
far-infrared) cho tới vi sóng (
microwave), hiện vẫn chưa được quy định bởi chuẩn truyền thông nào.
Các mức phổ điện từ. Mặc dù có tên T-ray, nhóm băng tần này không chỉ hoạt động ở tần số
THz mà vẫn có các mức GHz "thấp hơn". Dự kiến T-ray Wi-Fi sẽ hoạt động
trong khoảng 300 GHz - 3 THz.
Song tần số ở mức THz gây ra các lo ngại về vấn đề bức xạ và an
toàn bức xạ. Do các sóng THz có khả năng đâm xuyên mạnh qua nhiều vật
liệu, chúng được dùng trong kỹ thuật tạo hình ảnh. Khả năng đâm xuyên
này tương tự với X-ray song do bước sóng dài hơn nên mức năng lượng (có
hại) tích tụ trên vật thể sẽ thấp hơn.
Trước đây, tần số THz trong Wi-Fi bị xem là tốn kém, hao điện và
hiệu quả thấp. Lý do là nguồn điện cần cho các thiết bị này khá cồng
kềnh và phức tạp, không phù hợp cho các hệ thống mạng vừa và nhỏ. Song
nghiên cứu của học viện Tokyo với một thiết bị mới về mặt lý thuyết cho
phép T-ray Wi-Fi trở nên thực tế hơn. Thiết bị này có tên diode cộng
hưởng chui hầm (
resonant tunnelling diode - RTD),
với kích thước vào khoảng 1 mm2. Đặc tính đáng chú ý của RTD là nó cho
phép làm giảm điện áp nhưng lại tăng cường độ dòng chạy qua. Nhờ kết hợp
cộng hưởng với nhiều thiết bị khác, RTD giúp việc phát sóng T-ray trở
nên dễ dàng hơn.
Thiết bị đặc biệt giúp tăng tần số hoạt động của máy phát. Bước đầu nghiên cứu của học viện Tokyo cho thấy T-ray Wi-Fi đạt
được băng thông 3 Gb/s ở tần số 542 GHz, tức nhanh gấp 20 lần các chuẩn
Wi-Fi hiện có. Nhưng đấy chưa phải đích đến của các khoa học gia Nhật
Bản. Về lý thuyết họ hy vọng có thể đạt tới mức 100 Gb/s trong bán kính
phát 10 mét.
Tham khảo BBC.